Mỗi ngày có hàng nghìn lượt tìm kiếm các công thức nhuộm tóc trên mạng và đặc biệt qua danh sách các công thức màu nhuộm tóc mà meotrangdiem.net chia sẻ có lượt truy cập khá lớn. Điều này cho thấy, số lượng các bạn đang làm nghề tóc bị thiếu căn bản về kiến thức màu nhuộm là vô cùng lớn. Các bạn thường xuyên phải “đi xin công thức” “đi tìm công thức” ở khắp mọi nơi nhưng không hiểu bản chất dẫn đến việc hiệu quả công việc không cao.
Nhận thấy được sự khó khăn của các bạn, hôm nay meotrangdiem.net sẽ chia sẻ cho các bạn quy trình để tự tạo ra công thức nhuộm tóc theo tiêu chuẩn để bạn hiểu được bản chất của công thức nhuộm khi đi xin công thức của người khác hoặc có thể tự mình viết ra công thức nhuộm tóc theo yêu cầu của khách hàng.
Lợi ích của việc sở hữu quy trình tạo ra công thức màu nhuộm tóc
- Hiểu được công thức của người khác chia sẻ.
- Tự viết được ra hàng nghìn công thức khác nhau mà không cần đi xin công thức.
- Làm chủ được các công thức khi áp dụng nhuộm màu tóc đẹp cho khách hàng.
- Có quy tắc chung để làm việc nhóm hiệu quả trong salon.
- …
Quy trình tạo ra công thức màu nhuộm tóc
Công thức nhuộm tóc chung:
Công thức = Màu mục tiêu + Màu mix + Màu bổ trợ + Màu Khử + Màu trợ sáng + OXY
Trong đó:
- Màu mục tiêu: Là màu khách hàng muốn nhuộm.
- Màu mix: Là màu công cụ nhằm bổ sung thêm ánh sắc cho màu mục tiêu.
- Màu bổ trợ: Là màu nằm cạnh màu mục tiêu trên ngôi sao màu giúp màu mục tiêu tối đi hoặc sáng lên.
- Màu khử: Là màu đối với màu mục tiêu trên ngôi sao màu giúp loại bỏ màu ẩn ở từng cấp độ.
- Màu trợ sáng: Là màu sử dụng để tăng cấp độ sáng cho màu mục tiêu khi tiến hành nhuộm.
- OXY: Là thuốc trợ nhuộm giúp đẩy hạt màu vào sâu bên trong sợi tóc.
Lưu ý: Màu mục tiêu + màu mix + oxy là bắt buộc phải có. Còn màu bổ trợ, màu khử, màu trợ sáng thì chỉ sử dụng khi cần thiết cho từng trường hợp.
Tham khảo thêm:
- 10 kiểu tóc mullet nữ nổi bật, cuốn hút ở mọi thời đại
- Top dây cột tóc xinh nhất hiện nay và kiểu cột tóc phổ biến
Cách xác định các thành phần cần có trong công thức:
- Màu mục tiêu: Là màu mà khách hàng lựa chọn (màu không thể thiếu trong công thức)
- Màu mix: Nếu muốn bổ sung thêm ánh sắc cho màu mục tiêu thì sẽ cho màu mix vào trong công thức.
- Màu bổ trợ (có thể sử dụng hoặc không): Nếu muốn điều chỉnh độ đậm nhạt của màu mục tiêu thì sẽ cần bổ sung thêm màu bổ trợ vào trong công thức.
- Màu khử (Có thể sử dụng hoặc không): Trong trường hợp màu ẩn bên trong sợi tóc bổ trợ cho màu mục tiêu thì không cần sử dụng màu khử. Ngược lại, nếu màu ẩn làm thay đổi ánh sắc của màu mục tiêu lúc này cần sử dụng màu khử để triệt đi ánh sắc của màu ẩn giúp màu mục tiêu chuẩn xác và trong màu hơn.
- Màu trợ sáng (Có thể sử dụng hoặc không): Nếu muốn màu mục tiêu tươi sáng hơn hoặc tăng cấp độ sáng cho màu mục tiêu thì cần cho thêm màu trợ sáng vào trong công thức.
- OXY: Để xác định OXY cần sử dụng các bạn dùng công thức:
(Cấp độ màu mục tiêu x3) – Cấp độ màu mục tiêu – cấp độ màu nền.
Ví dụ: Nền tóc hiện tại 4/0, màu mục tiêu là 6/45.
LOẠI OXY = (6 x 3) – 6 – 4 = 8.
Theo kết quả trên thì OXY cần sử dụng là OXY 8% nhưng trên thị trường không có OXY 8% vì vậy các bạn cần phải biết thêm kỹ năng pha từ các OXY có sẵn như sau:
OXY 8% = (OXY 9% + OXY 9% + OXY 6%) / 3.
Cách tính tỷ lệ cụ thể từng thành phần trong công thức:
-
- Màu mục tiêu: Dựa theo lượng tóc của khách hàng là tóc dài hay tóc ngắn để đưa ra tỷ lệ màu mục tiêu phù hợp để tránh lãng phí.
- Màu mix: Không nên sử dụng quá 25% vì màu có tính axit nên không đi sâu vào bên trong sợi tóc sẽ khiến màu nhanh bị phai hơn. Các bạn có thể điều chỉnh lượng màu mix theo hiệu quả mong muốn hoặc theo quy tắc sau đây:
- Cấp độ 6: Sử dụng 5% màu mix.
- Cấp độ 7: Sử dụng 10% màu mix.
- Cấp độ 8: Sử dụng 15% màu mix.
- Cấp độ 10: Sử dụng 20% màu mix.
- Màu bổ trợ: Thường sử dụng khi màu mục tiêu từ cấp độ 6 trở lên và sử dụng từ 3% – 5% tuỳ vào hiệu quả mong muốn.
- Màu khử: Tỷ lệ % màu khử = Cấp độ sáng cao nhất – Cấp độ màu hiện tại (ví dụ: Cấp độ màu cao nhất = 10 và màu mục tiêu cấp độ 8 thì ta có % màu khử = 10 – 8 = 2%).
- Màu trợ sáng (0.00): 10% màu trợ sáng sẽ giúp màu mục tiêu tăng thêm 1 cấp độ vì vậy, tùy vào mục tiêu mong muốn các bạn sẽ điều chỉnh tỷ lệ màu trợ sáng sao cho phù hợp.
- OXY: Chiếm tỉ lệ 1 – 1 so với tổng số các màu nhuộm.
Tham khảo thêm:
- 15 màu nhuộm tóc sáng da đã để là xinh hết phần thiên hạ
- 7+ màu tóc đẹp cho nam da ngăm đen giúp chàng điển trai hơn
- Bảng màu nhuộm tóc không tẩy siêu đơn giản, không hư hại
TỔNG KẾT
Trong quy trình tạo ra công thức màu nhuộm tóc bạn cần nắm được các kiến thức như: kỹ năng phân tích tình trạng tóc hiện tại của khách hàng, công dụng của màu nhuộm, màu công cụ (màu mix) là gì, màu bổ trợ là gì, màu khử là gì, màu ẩn bên trong sợi tóc ở từng cấp độ như thế nào, và cách tính OXY cần dùng, đặc biệt là ngôi sao màu sắc … để viết công thức.