Tóc sâu, tóc bạc được coi là những sợi tóc ngứa và luôn bị mọi người tìm cách nhổ đi. Nhưng đây có phải là cách giải quyết tốt nhất và liệu nhổ tóc có gây hại cho da đầu hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết ngày hôm nay để hiểu rõ thêm về loại tóc sâu, những nguyên nhân và biện pháp khắc phục nhanh chóng ngay tại nhà.
Tóc sâu là như thế nào?
Tóc sâu là chỉ những cọng tóc xoăn và được tin rằng mang lại cảm giác ngứa ngáy và khó chịu cho da đầu. Những sợi tóc này thường sẽ dễ dàng nhận biết bởi có màu sắc chuyển sang màu bạc hoặc nửa đen, nửa trắng. Bên cạnh đó, loại tóc này có độ cứng, khô và xoăn hơn so với các sợi tóc khác.
Những sợi tóc này thường không xuất hiện nhiều trên đầu nhưng chỉ cần có vài sợi là cũng đã làm ảnh hưởng đến độ thẩm mĩ của mái tóc rồi. Nguyên nhân cơ bản khiến cho mái tóc của chúng ta xuất hiện những sợi tóc này chính là do sợi tóc có dấu hiệu bị hư tổn trong cấu trúc.
Tình trạng tóc sâu gặp nhiều nhất ở độ tuổi 40 trở đi và không hiếm những bạn trẻ đã có những tình trạng xuất hiện nhiều loại tóc này trên da đầu của mình. Đây cũng là dấu hiệu cho tình trạng và chế độ sức khỏe bên trong của bạn không ổn định. Điều này không chỉ mất đi tính thẩm mĩ và độ đẹp của mái tóc mà còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Theo các quan niệm về tóc sâu thì loại tóc này khiến con người ta gây ngứa và khó chịu. Vấn đề khó chịu khi xuất hiện tóc bị sâu chính là da khả năng da đầu tiết quá nhiều bã nhờn và mồ hôi khi hoạt động. Đây mới là nguyên nhân chính khiến các vi khuẩn phát triển và gây ngứa cho da đầu.
Tóc bạc có phải là tóc sâu hay không?
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm tóc bạc và tóc sâu nhưng trên thực tế, hai loại tóc này khác nhau hoàn toàn. Nếu như tóc bị sâu là loại tóc xấu, cứng, khô và xoăn thì tóc bạc chỉ là chất tóc bình thường nhưng bị chuyển thành màu bạc.
Tóc bạc thường xuất hiện nhiều vào những độ tuổi đang trong giai đoạn lão hóa hơn tóc sâu. Một số ít các bạn trẻ tuổi hơn sẽ gặp tình trạng xuất hiện tóc bạc nhiều là do di truyền hoặc ảnh hưởng từ ba mẹ. Những tình trạng xuất hiện tóc bạc sớm trước 30 tuổi không được coi là một căn bệnh và nguyên nhân gây ra điều này chính là tóc thiếu đi melanin để tạo màu.
Tóc bạc xuất hiện nhiều và tập trung ở nhiều vùng trên da đầu hơn so với tóc sâu. Trong khi đó, loại tóc xấu chỉ thấy một số vùng nhỏ trên da đầu và số lượng rất ít. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản và dễ nhận ra nhất giữa hai loại tóc này.
Tóc sâu có nhổ được không?
Hầu hết các chị em đều nhầm tưởng nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa ngáy và khó chịu trên da đầu là do những cọng tóc xấu này. Quan niệm này hoàn toàn không đúng bởi vấn đề khó chịu da đầu còn liên quan đến rất nhiều yếu tố khác nhau.
Nếu bạn phát hiện trên mái tóc của mình xuất hiện những cọng tóc sâu thì chắc hẳn, bạn sẽ có hành động nhổ bỏ và muốn tống khứ nó đi. Đây chỉ là cách giải quyết tạm thời và cho bạn cảm giác da đầu dễ chịu hơn và không còn gây ngứa nữa. Rất nhiều người yêu thích cảm giác nhổ tóc bị sâu, hành động “gây nghiện” được thể hiện rõ nhất ở các bà, các mẹ khi nhờ con cái nhổ tóc sâu cho họ.
Hành động nhổ tóc không chỉ hình thành lên một thói quen xấu mà còn gây ảnh hưởng nhiều đến chính mái tóc của bạn. Nang tóc là phần bị ảnh hưởng nhiều nhất và nếu bị tổn thương và tác động nhiều thì sẽ mất nhiều thời gian để tạo thành một sợi tóc mới.
Chính vì vậy mà việc nhổ tóc xấu, hay bất kì những loại tóc khác cũng sẽ không khiến mái tóc của bạn trở nên đẹp hơn nhưng sẽ để lại ảnh hưởng xấu không thể lường trước. Một số hệ quả của việc “nghiện” nhổ tóc sâu mà bạn cần phải biết ngay sau đây.
Tình trạng tóc mọc ngược
Tóc mọc ngược hay lông mọc ngược đều là những tình trạng gây báo động dành cho bạn. Phần chân tóc sẽ tồn tại những lớp màng tự nhiên xung quanh. Nếu bạn đột ngột nhổ tóc sâu cũng sẽ gây tác động và ảnh hưởng đến lớp màng này.
Tình trạng tóc mới xuất hiện khi lớp màng chân tóc bị tổn thương sẽ có khả năng mọc ngược và gây khó chịu cho da đầu hơn nữa. Một số trường hợp nếu da đầu có tình trạng tiết quá nhiều dầu và không được làm sạch kĩ thì việc nhổ tóc sâu cũng có thể gây nên mụn, các vấn đề về viêm nhiễm da đầu khác…
Tóc mỏng và thưa hơn ban đầu
Rất nhiều chị em luôn loay hoay và tìm kiếm những sản phẩm chăm sóc tóc và phục hồi tóc mà lại không thể từ bỏ thói quen nhổ tóc sâu của chính mình. Hành động làm tổn thương vào chân tóc và nang tóc quá nhiều lần và liên tục cũng sẽ khiến cho tóc mọc chậm hơn.
Một số vùng da đầu bị nhổ tóc sâu quá nhiều có thể gây nên tình trạng hói tạm thời, tóc mọc lên sẽ yếu và có khả năng gãy rụng cao hơn. Một số cách khắc phục tình trạng này chính là sử dụng những sản phẩm kích thích mọc tóc hay các sản phẩm thuốc hỗ trợ…
Tình trạng nhiễm trùng da đầu
Tình trạng nhiễm trùng da đầu có thể xảy ra đối với những bạn có phần da đầu nhạy cảm. Nhổ tóc sâu sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn từ bã nhờn và mồ hôi xâm nhập. Những căn bệnh về nhiễm trùng do hành động nhổ tóc thường không quá nghiêm trọng nhưng lại tốn thời gian và gây mất thẩm mỹ cho mái tóc.
Nguyên nhân chính gây tóc sâu
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tóc sâu và thường không được nhiều người quan tâm và tìm cách khắc phục. Hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân về sức khỏe và thói quen của bạn dẫn đến việc xuất hiện những sợi tóc xấu.
Chế độ ăn không dinh dưỡng
Chế độ ăn uống hàng ngày nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Sự xuất hiện nhiều tóc xấu thường xuyên và tập trung một vùng cũng là dấu hiệu mà bạn cần chú ý đến sức khỏe. Rất nhiều chị em ăn uống không khoa học, sử dụng nhiều loại thức ăn nhanh hay thậm chí bỏ ăn…
Việc thiếu chất dinh dưỡng trong một thời gian dài không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể mà còn là nguyên nhân chính khiến tóc sâu yếu và dễ hư tổn. Chính vì vậy mà cấu trúc tóc dần bị ảnh hưởng trở nên sâu và bị rụng nhiều.
Thay đổi kiểu tóc thường xuyên
Sử dụng những hóa chất nhuộm, uốn hay ép tóc thường xuyên cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tóc sâu. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến việc tự uốn hay sử dụng các dụng cụ làm tóc cần nhiệt để không khiến tóc bị xơ rối.
Nhiệt độ cao từ những loại máy tạo kiểu cũng khiến tóc trở nên yếu, tóc sâu và dễ chẻ ngọn. Do đó, hãy sử dụng thêm những sản phẩm có tác dụng phục hồi và bảo vệ tóc hàng ngày hoặc hàng tuần. Một số sản phẩm bạn có thể tham khảo như kem xả, kem ủ, dầu dưỡng…
Bảo vệ mái tóc khỏi điều kiện bên ngoài
Nắng mưa hay khói bụi cũng là nguyên nhân khiến tóc trở nên bị xơ rối, tình trạng gãy rụng và tóc sâu diễn ra. Ánh nắng mặt trời chứa nhiều UVA, UVB không chỉ tác động vào làn da mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến mái tóc của bạn. Hãy sử dụng mũ, nón che chắn cẩn thận để bảo vệ mái tóc của bạn.
Không cân bằng nội tiết
Một nguyên nhân khác khi xuất hiện nhiều tóc sâu mà các chị em cần chú ý chính là nội tiết tố bên trong. Tóc bị sâu không chỉ xuất hiện nhiều từ độ tuổi 30 mà còn có thể xuất hiện trong giai đoạn nội tiết tố bị thay đổi như độ tuổi dậy thì, giai đoạn mang thai…
Nội tiết tố thay đổi cũng khiến các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng tóc bị thiếu. Điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng không chỉ khiến mái tóc của bạn xuất hiện nhiều tóc sâu mà còn trở nên khô, dễ rụng rõ rệt.
Cách cải thiện tình trạng sâu ngứa
Một mái tóc đẹp nhưng chưa chắc đã là một mái tóc khỏe. Để chăm sóc được một mái tóc dày, đẹp và không có tình trạng tóc sâu ngứa thì hãy tham khảo ngay những cách bảo vệ tóc như sau.
Bảo vệ từ yếu tố bên trong
Để có một mái tóc không bị sâu ngứa, khó chịu thì trước hết, bạn cần cung cấp cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong một ngày. Không nên nhịn ăn mà rèn luyện cho mình một thói quen ăn uống lành mạnh để có thể cung cấp các chất dinh dưỡng cho tóc tốt nhất.
Một số thực phẩm bạn cần tập trung bổ sung nếu muốn có một mái tóc chắc khỏe, không bị tóc sâu như các loại hạt, dầu cá, hoa quả đậm màu… Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm bia rượu, đồ uống có cồn hoặc chất kích thích…
Bảo vệ từ yếu tố bên ngoài
Tình trạng khói bụi và các yếu tố ô nhiễm khác trong môi trường ngày càng nghiêm trọng. Do đó, mái tóc của bạn cũng cần được bảo vệ ngay từ bên ngoài. Sử dụng mũ nón để che chắn cho mái tóc khi ra ngoài nắng cũng là một cách cần thiết để không xuất hiện tình trạng tóc sâu.
Bên cạnh đó, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm chăm sóc tóc như dầu gội, dầu xả không chứa các hoạt chất gây hại hay làm tóc bị hư tổn. Sử dụng kèm theo dưỡng tóc, sản phẩm ủ tóc và tẩy tế bào chết cho tóc hàng tuần chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt cho mái tóc của bạn.
Hạn chế sử dụng các biện pháp gây tác động nhiệt lên tóc như uốn, ép, nhuộm… Hãy cho tóc được nghỉ ngơi một thời gian nếu bạn muốn thực hiện nhiều những phương pháp làm đẹp cho tóc. Lựa chọn và sử dụng những dụng cụ nhiệt làm tóc tại nhà đạt chuẩn và đúng cách.
Tổng kết
Tóc sâu, tóc xấu là một mái tóc mà không có bất cứ chị em nào mong muốn cả. Chính vì vậy mà hãy ghi nhớ và rèn luyện cho mình một thói quen tốt bên trong và bên ngoài để bảo vệ chính mái tóc của mình. Nếu bạn quan tâm đến những chủ đề tương tự thì đừng quên theo dõi tiếp những bài viết bổ ích và thú vị khác của chúng tôi.